Home » , » Cơ sở di truyền tính kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh ở người. Ý nghĩa của các transposon vi khuẩn

Cơ sở di truyền tính kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh ở người. Ý nghĩa của các transposon vi khuẩn

Các transposon ở vi khuẩn là những yếu tố làm thay đổi vị trí gen, kiểm soát tính kháng thuốc đối với thuốc kháng sinh và các thuốc chống vi khuẩn khác. Chúng có thể dễ dàng truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Ngay sau đó, người ta đã xác định là các gen kháng thuốc thường có trong plasmid. Các plasmid có thể được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con khi tế bào vừa phân chia. Trong điều kiện thực nghiệm cho thấy 100% quần thể tế bào nhạy cảm thuốc đều có thể trở thành kháng thuốc sau thời gian 1 giờ được trộn với vi khuẩn kháng thuốc. Các  gen  kháng  thuốc  có  thể  được  truyền  từ  plasmid  cho  NST  vi khuẩn, cho virus và cả cho vi khuẩn các loài khác.

Mọi plasmid R đều có tối thiểu 2 thành phần:

-  Một  đoạn  mang  gen  về  truyền  AD  tiếp  hợp  (tương  tự  như transposon của plasmid F)

- Một đoạn mang gen kháng thuốc

Đoạn  thứ  nhất  gọi  là  yếu  tố  làm  vật  truyền  tính  kháng  (RTF  - Resistance transfer vector). Đoạn thứ hai mang gen kháng được gọi là yếu

tố kháng R (R - determinant). Ở một số plasmid R, yếu tố kháng R được cài giữa các đoạn xen IS. Trong nhiều trường hợp chúng làm cho yếu tố kháng vận động từ plasmid R này sang plasmid R khác. Các đoạn IS thúc đẩy sự tiến  hóa  nhanh  của  các  plasmid  vi  khuẩn  ngày  càng  mang  nhiều  yếu  tố kháng thuốc.

Không  phải  những  plasmid  này  chỉ  được  truyền  đi  trong  phạm  vi một loài vi khuẩn. Mà chúng còn được truyền qua các loài và cả các dòng di truyền khác nhau của vi khuẩn. Ví dụ: plasmid R của E.coli đã được phát hiện ở một số giống như proteus, Samonella, Haemophilus, Pastugella... Tất cả các loài này đều là loài gây bệnh.

Ngày nay người ta thấy tần số tăng lên rõ rệt của các vi khuẩn mang plasmid R với yếu tố kháng R có sức kháng ghê gớm với các thuốc kháng sinh: penicylin, tetracylin, streptomycin và kanamycin.

Các nghiên cứu ở Nhật Bản cho biết trong vòng 10 năm trở lại đây, quần thể vi khuẩn tự nhiên (trong cống, rãnh, hồ, ao bị ô nhiễm) tăng hẳn lên, từ tần số thấp là dưới 1% plasmid R có sự kháng thuốc lên đến tần số cao là 50-80%.

Các  kết  quả  nêu  trên  cho  thấy,  cần  hạn  chế  và  lưu  ý  chỉ  sử  dụng kháng sinh khi có nhiễm trùng và không nên lạm dụng đối với các trường hợp nhẹ. Nếu  không hạn  chế thì  trong tươpng  lai  thuốc sẽ  giảm hiệu  quả hoặc  không  còn  hiệu  quả.  Tính  kháng  thuốc  ngày  nay  đã  được  phát  hiện trong nhiều loại gen gây bệnh như gen thương hàn, viêm dạ dày, ruột, dịch hạch, sốt cao, viêm màng não, lậu ...

Nguồn: thuviensinhhoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

kkkp[[[[[[[
Được tạo bởi Blogger.