Home » , » RNA vận chuyển (Transfer RNA - tRNA)

RNA vận chuyển (Transfer RNA - tRNA)

Mỗi tRNA gắn với một phân tử amino acid, mang đến ribosome để tham gia tổng hợp protein. Mỗi tRNA đặc hiệu cho một loại amino acid. Có hơn 20 loại tRNA khác nhau tương ứng với hơn 20 loại amino acid. Trong thực  tế,  người  ta  thấy  số  lượng  tRNA  lớn  hơn  rất  nhiều  so  với  số  lượng amino acid vì một amino acid có nhiều bộ ba mã hóa. Đồng thời cùng một bộ ba mã hóa, vẫn có thể có nhiều tRNA do hiện tượng biến đổi của các nucleotide trong tRNA tạo nên các loại tRNA mới và trong quá trình tổng hợp tRNA,  sau  khi hình thành  chuỗi  polynucleotide  còn chịu  sự tác  động của các yếu tố của môi trường nội và ngoại bào làm các nucleotide bị biến đổi, tạo ra các tRNA mới.


Các   tRNA   cùng   tham   gia   vận   chuyển   một   acid   amin   là   các izoaceptor. Số lượng izoaceptor thay đổi tùy acid amin.


Cấu trúc bậc I của tRNA: tRNA vận chuyển có phân tử lượng nhỏ:


25.000-30.000,  gồm  75-90  nucleotide,  có  hằng  số  lắng  4S.  Trong  thành phần cấu trúc của tRNA có khoảng 10% các nucleotide hiếm với khoảng 30 loại khác nhau. Mọi cấu trúc của tRNA đều có 2 đầu 5' và 3' giống nhau: đầu 5' luôn chứa G với gốc P tự do, còn đầu 3' luôn có 3 nucleotide là CCA 3'-OH. Nhóm 3'-OH của A có thể liên kết với acid amin để tạo phức hợp tRNA-aminoacyl.



Chuỗi  polynucleotide  cuộn  lại  có  những  đoạn  tạo  mạch  xoắn  kép, hình thành cấu trúc bậc hai của tRNA.
Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire
Hình 1.13 Cấu trúc của tRNA

Enzyme  aminoacyl  tRNA  synthetase  gắn  amino  acid  với  tRNA tương ứng. Mỗi enzyme đặc hiệu cho một loại amino acid riêng biệt và xúc tác phản ứng gắn với tRNA của nó nhờ năng lượng ATP tạo ra aminoacyl tRNA. Phức hợp aminoacyl tRNA đến ribosome gắn với mRNA bằng nhờ các bộ ba đối mã (anticodon) trên tRNA bắt cặp bổ sung với các bộ ba mã hóa (codon) trên mRNA.


Các tRNA có một số đặc tính cấu trúc chung: chiều dài khoảng 73- 93 nucleotide, cấu trúc gồm một mach cuộn lại như hình lá chẻ ba nhờ bắt cặp bên trong phân tử. Đầu mút 3’  có trình tự kết thúc là CCA, amino acid luôn gắn vào đầu này. Đầu 5 chứa gốc phosphate của G.



Mỗi tRNA có có 4-5 vùng với chức năng khác nhau:
- Vòng DHU: có chứa nucleotide dihydrouridin, vùng này có chức năng nhận biết aminoacyl tRNA synthetase
-  Vòng  anticodon:  đọc  mã  trên  mRNA  theo  nguyên  tắc  kết  cặp anticodon – codon.
- Vòng phụ: có thể không có ở một số RNA.
-  Vòng  TφC:  có  chứa  nucleotide  pseudouridin,  vùng  này  có  chức năng nhận biết ribosom để vào đúng vị trí tiếp nhận aminoacyl tRNA (vị trí A)

- Đấu 3’ –CCA: vị trí gắn với acid amin. tRNA chiểm khoảng 15% tổng số RNA của tế bào


Nguồn: thuviensinhhoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

kkkp[[[[[[[
Được tạo bởi Blogger.