Home » , » Sinh học vi khuẩn

Sinh học vi khuẩn

1. Cấu tạo tế bào và sinh sản:

Tế bào E.colicó chiều dài khoảng 2 micromet. Bên ngoài có vách tế bào, kề trong là màng sinh chất. Mezosome là cấu trúc xếp lại của màng sinh chất có thể liên quan đến phân bào chất di truyền tạo nên nucleotid. Các tiêm mao giúp cho sự vận động của tế bào.

Thông tin của tế bào vi khuẩn nằm trên một phân tử DNA mạch kép vòng tròn đơn được gọi là genophore, hay "NST". Gần đây đã phát hiện thấy rằng ít nhất ở một số vi khuẩn DNA tạo thành phức hợp với protein có tính base để hình thành sợi nhiễm sắc như histon ở NST Eukaryote. Ngoài ra ở một số vi khuẩn còn có thêm plasmid là phân tử DNA vòng tròn nhỏ có khả năng sao chép độc lập.

Phân tử DNA gắn trực tiếp vào màng sinh chất. Sự sao chép DNA tạo ra 2 bản sao gắn chung nhau trên màng sinh chất. Khi tế bào kéo dài ra các bản sao DNA tách xa nhau do phần màng giữa chúng lớn dần ra. Kiểu sinh sản vô tính này được gọi là ngắt đôi (Binary fission). Tế bào vi khuẩn chia nhanh hơn rất nhiều so với tế bào Eukaryote. Quá trình sao chép DNA được bắt đầu từ điểm xuất phát Ori kéo dài về 2 phiasong song với quá trình kéo dài màng sinh chất, nơi có điểm gắn vào của DNA bộ gen, mọc dài tách 2 phân tử DNA về 2 tế bào con.
http://thuviensinhhoc.violet.vn/uploads/resources/blog/652/-082_500_01.jpg
Hình : tế bào vi khuẩn E. coli
http://thuviensinhhoc.violet.vn/uploads/resources/blog/652/-083_500.jpg
Hình : Tế bào vi khuẩn phân chia theo trực
http://thuviensinhhoc.violet.vn/uploads/resources/blog/652/-084.jpg
Hình :  Tế bào vi khuẩn phân chia theo trực phân.

2. Đặc điểm nuôi cấy

Tế bào vi khuẩn có thể nuôi trên môi trường lỏng có bổ sung các muối vô cơ thiết yếu. Mật độ có thể đạt 109  tế bào/ml. Có thể nuôi vi khuẩn trong môi trường rắn có agar trong các hộp petri để từng tế bào mọc thành khuẩn lạc dễ quan sát.

Nguồn: thuviensinhhoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

kkkp[[[[[[[
Được tạo bởi Blogger.