Home » , » Sự di truyền Mendel ở người

Sự di truyền Mendel ở người

Sự di truyền Mendel ở người


Cũng như ở đậu Hà Lan, ruồi giấm hay mèo, ở người có rất nhiều tính trạng di truyền theo các quy luật Mendel. Chẳng hạn, theo thống kê của Victor A.McKusick năm 1994, có 6.678 tính trạng và các bệnh đơn gene. Cho đến ngày 8/2/2005, các số liệu về số lượng gene và kiểu hình được nêu ở bảng 1.4 (OMIM 2005).



Nói chung, việc xác định phương thức di truyền ở người là tương đối khó khăn, vì mỗi gia đình có ít con, thường không quá 10 người. Để khắc phục điều đó người ta sử dụng phương pháp phân tích phả hệ (pedigree analysis). Dưới đây nêu một số tính trạng trội và lặn ở người mà không phân tích đặc điểm của các kiểu di truyền đó (xem chương 11).


Bảng 1.4  Số lượng các mục






























































NST


thường



Liên kết


X



Liên kết


Y



DNA


ty thể



Tổng


Gene có trình tự đã biết

9517



423



48



37



10.025


Gene có trình tự và kiểu hình đã rõ

360



38



0



0



398


Mô tả kiểu hình, cơ sở ph.tử đã rõ

1512



137



2



27



1.678


Kiểu hình hay locus Mendel, cơ sở phân tử chưa biết

1326



134



4



0



1.464


Các kiểu hình chính yếu khác có cơ sở Mendel còn khả nghi

2150



153



2



0



2.305


Tổng

14.865



885



56



64



15.870



1. Các tính trạng lặn (recessive traits)


Ở người, hầu hết các rối loạn di truyền là lặn (xem bảng 1.5). Đại đa số những người mắc các bệnh này thường có bố mẹ đều bình thường về kiểu hình, nhưng lại mang gene bệnh ở trạng thái dị hợp.


Bảng 1.5  Một số rối loạn đơn gene thuộc nhiễm sắc thể thường ở người (phỏng theo Campbell và Reece 2001; Lewis 2003)









































































































Rối loạnCác triệu chứng (và nguy cơ mắc phải)
Các rối loạn lặn
Bạch tạngThiếu sắc tố ở da, tóc và mắt (1/22.000)
Hóa xơ nangThừa chất nhầy ở phổi, dịch tiêu hóa, gan
GalactosemiaTích lũy galactose ở các mô; trì độn; tổn thương mắt
và gan. (1/100.000; xử lý bằng kiêng galactose).
GaucherGan và lách sưng phồng, thiếu máu, xuất huyết nội
HemochromatosisCơ thể giữ lại sắt; nguy cơ lây nhiễm cao, tổn thương
gan, tim và tụy , thừa sắc tố da
PhenylketonuriaTích lũy phenylalanyl trong máu; thiếu sắc tố da bình
thường; trì độn, hôn mê, chết ở tuổi nhỏ (1/10.000)
Bệnh hồng cầu liềm        (đồng hợp tử)Tổn thương lách và nhiều cơ quan; nguy cơ lây
nhiễm cao (1/500 ở người Mỹ gốc châu Phi; đồng trội)
Bệnh Tay-SachsTích lũy lipid trong các tế bào não gây suy thoái thần
kinh; mù màu; chết thời thơ ấu
Các rối loạn trội
AchondroplasiaLùn với tứ chi ngắn, đầu và thân bình thường
Bệnh AlzheimerThoái hóa tâm thần; thường xảy ra muộn màng
Bệnh HuntingtonThoái hóa tâm thần và các cử động mất kiểm soát
HypercholesterolemiaThừa cholesterol trong máu; bệnh tim; 1/500 là dị hợp
Không dung nạp lactoseKhông có khả năng phân giải đường lactose,
gây ra tình trạng chuột rút sau khi ăn loại đường này
Hội chứng MarfanTứ chi dài như vượn, ngực lõm, hỏng thủy tinh thể,
các ngón tay mảnh khảnh, động mạch chủ suy yếu
Bệnh thận đa nangCác bọng trong các quả thận, urê trong máu, huyết áp
cao, đau bụng dưới
Tật nhiều ngónThừa các ngón tay, ngón chân

Hai bệnh lặn điển hình đó là bạch tạng và hóa xơ nang. Những người bị bạch tạngHóa xơ nang (cystic fibrosis) là một bệnh di truyền gây chết phổ biến nhất ở Mỹ (USA). Bệnh lặn này phổ biến nhất ở những người Mỹ da trắng gốc Capca (Caucasians), với tần số chung là 1/1.800, nghĩa là trung bình cứ 25 người có một người mang allele lặn này (Campbell và Reece 2001) hay đối với trẻ sơ sinh là 1/2.500 (Weaver và Hedrick 1997). Người bị bệnh này có đặc điểm là tiết ra một lượng dư thừa chất nhầy dày ở phổi, tụy và các cơ quan khác. Các chất nhầy này có thể làm nhiễu loạn sự thở, tiêu hóa và chức năng của gan và làm cho người bệnh rơi vào nguy cơ viêm phổi và các bệnh truyền nhiễm khác. Nếu không được điều trị, hầu hết trẻ em mắc bệnh này sẽ bị chết ở độ tuổi lên năm. Theo thống kê của McKusick năm 1994, có 1.730 mục cho các locus lặn. (albino) là do thiếu hụt sắc tố melanin, nên da dẻ trắng bạch, tóc và tròng đen của mắt trở nên nhạt khác thường (hình 1.5)...


2. Các tính trạng trội (dominant traits)


Mặc dù hầu hết các allele có hại là allele lặn, nhưng một số các rối loạn ở người là do các allele trội (xem bảng 1.5). Trong số đó có một vài allele không gây chết, chẳng hạn như tật thừa các ngón tay và chân (hình 1.5), hoặc có màng da giữa các ngón tay và chân. Các tính trạng như có tàn nhang, dái tai thòng cũng như các khả năng uốn lưỡi hình ống và gập ngược lưỡi lên trên đều do các gene trội đơn khác nhau kiểm soát. Theo thống kê của McKusick năm 1994, có 4.458 mục cho các locus trội.



image010image011image014
Hình 1.5
Một số ví dụ về di truyền Mendel ở người.

Từ trái sang là bạch tạng, tật nhiều ngón và dạng lùn phổ biến (achondroplasia).


Thí dụ điển hình về rối loạn trội nghiêm trọng đó là dạng lùn phổ biến do thoái hóa sụn gọi là achondroplasia (hình 1.5), đầu và thân mình phát triển bình thường nhưng tay chân ngắn một cách bất thường; tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 1 trên 25.000 người. Chỉ những người dị hợp tử mới bị rối loạn này; còn kiểu gen đồng hợp tử trội gây chết phôi. Trường hợp khác là bệnh Huntington (Huntington's disease), một dạng rối loạn do sự suy thoái của hệ thần kinh thường xảy ra từ sau độ tuổi trung niên. Khi bệnh tiến triển, nó làm cho các cử động trên mọi phần của cơ thể mất khả năng kiểm soát. Sự mất mát các tế bào não dẫn tới mất trí nhớ và khả năng suy xét, góp phần đẩy nhanh sự suy thoái. Cuối cùng, mất luôn các kỹ năng vận động làm cho không nuốt và nói năng được. Cái chết thường xảy ra sau khi các triệu chứng đó bắt đầu biểu hiện khoảng 10-20 năm (Campbell và Reece 2001).


Nguồn: thuviensinhhoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

kkkp[[[[[[[
Được tạo bởi Blogger.