Home » , » Tương tác gen : Sự tương tác giữa các gen không alen

Tương tác gen : Sự tương tác giữa các gen không alen

1. Tương tác át chế

- Tỉ lệ 13:3

Ở  gà  2  kiểu  gen  CCII  và  ccii  đều  xác  định  màu  lông  trắng.  Màu trắng ở kiểu gen CCII là do gen C tạo màu bị gen I át đi, còn kiểu gen ccii cho kiểu hình trắng là do gen tạo màu ở trạng thái đồng hợp lặn

P:          gà trắng     x    gà trắng

CCII       ccii

F1                    CcIi (gà trắng)

F2               9 C-I-    :  3 C-ii  :  3ccI-  :  1 ccii

13 trắng: 3 màu

- Tỉ lệ 12:3:1

Alen trội A kìm hãm sự biểu hiện của B ở locus khác. B chỉ biểu hiện ở aa. Aabb có kiểu hình khác

Thi nghiệm:   Lai bi qua mau xanh co kiêu gen AABB với bi qua trăng co kiêu gen aabb thi bi F1  AaBb co mau trăng. Lai F1  với nhau cho F2  tỷ lệ 12 trăng : 3 vang : 1 xanh

P          Bi qua trăng      ´          Bi qua trăng

F1:                    AaBb (qua trăng)

F2:        9 A-B-  :  3A-bb  :  3 aaB-  :  1 aabb

12 qua trăng : 3 qua vang : 1 qua xanh

untitled_500_15




Ức chế trội tạo ra tỷ lệ KH 12:3:1 (a) và tỷ lệ 13:3 (b)

- Tỷ lệ 9 : 3 : 4

Kiểu gen aa cản trở sự biểu hiện của các alen locus B, gọi là át chế lặn đối với locus B

Thí nghiệm:

P:         Chuột đen     ´     Chuột trắng

AAbb                      aaBB

F1:                         AaBb (xám nâu)

F2:        9 A-B- :  3 A-bb  :  3 aaB  :  1aabb

9 xám nâu : 3 đen : 4 trắng
untitled_500_16

2. Tương tác bổ sung

- Tỉ lệ  9 : 3 : 3 : 1

Ví dụ sự di truyền hình dạng mào gà

P:   gà mào hoa hồng   x      hạt đậu

AAbb                           aaBB

F1:                    AaBb (mào quả óc chó)

F2:        9 A-B-  :  3 A-bb  :  3 aaB-  :  1 aabb

9 mào quả óc chó : 3 hoa hồng : 3 hạt đậu : 1 mào đơn

untitled_500_17

Hình dạng mào gà

- Tỉ lệ 9 : 6 : 1

Ở bí đỏ, 2 cặp alen xác định hình dạng quả: tròn, dẹt và dài

P:   tròn            ´          tròn

AAbb                      aaBB

F1                AaBb (dẹt)

F2   9 A-B-  :  3 A-bb  :  3 aaB-  :  1 aabb

9 dẹt : 6 tròn : 1 dài
untitled_500_18

- Tỉ lê  9 : 7

Thí nghiệm ở đậu thơm Lathyrus odoratus

A-B-: hoa đỏ

A-bb, aaB- : hoa trắng

P          Đậu thơm hoa trắng  x   hoa trắng
AAbb                          aaBB

F1:                          AaBb (hoa đỏ)

F2:        9 A-B-  :  3A-bb  :  3 aaB-  :  1aabb

9 đỏ                 :           7 trắng

3. Tương tác đa gen

a. Tương tác cộng gộp

Các  tính  trạng  chịu  sự  chi  phối  của  nhiều  gen  được  gọi  là  sự  di truyền đa gen. Mỗi gen đều có kiểu hình ở mức độ nhất định, nhiều gen đơn này có tác dụng cộng gộp theo một hướng. Các cá thể có biểu hiện kiểu hình dao động khác nhau do nhận nhiều hay ít gen, có thể xếp chúng theo mức độ biểu hiện thành một dãy liên tục gọi là số lượng.

Tính trạng do nhiều gen xác định, nên biểu hiện kiểu hình của chúng dễ bị biến đổi do tác động của môi trường.

b. Tỷ lệ phân ly ở F2

Năm 1908 nhà di truyền học Thụy Điển Nilson - Ehler khi nghiên cứu ở lúa mì:

Thế hệ F1  A1a1A2a2  có màu đỏ hồng do mang 2 alen trội A1  và A2,

ở F2: A1A1A2A2     ----------->        a1a1a2a2

Đỏ đậm                                trắng

Ở F2  giữa màu đỏ đậm và màu trắng có các mức màu trung gian: đỏ (3A), đỏ hồng (2A) và hồng (A)

Chiều dài trái bắp và màu lông xám ở chuột cũng là những ví dụ về sự di truyền đa gen.

Ở  người  nhiều  tính  trạng  có  sự  di  truyền  số  lượng  như  tính  trạng màu da, chiều cao... Sự di truyền  màu da có thể liên quan đến 3 cặp gen, giữa dạng đen sậm A1A1A2A2A3A3  và dạng trắng a1a1a2a2a3a3  có các màu da đen trung gian. Tỷ lệ phân ly giữa da màu và da trắng là 63 : 1

4. Tính đa hiệu của gen:

Ngay từ thời Mendel, ông đã nhận thấy 1 gen có thể tác động đến nhiều tính trạng. Ví dụ: ở đậu Hà lan, gen ảnh hưởng đến màu hoa đồng thời ảnh hưởng cả màu vỏ hạt, như hoa đỏ hạt xám, còn hoa trắng hạt trắng.

Hiện tượng 1 gen ảnh hưởng đến nhiều  tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen.

Hội chứng Marfan: bệnh di truyền gen trội trên NST thường với biểu hiện  ở  mắt,  xương  và  hệ  tim  mạch.  Gen  gây  ra  hội  chứng  Marfan  ở  trên nhánh dài của  NST 15, mã hóa cho fibrilin (thành phần mô liên kết). Bệnh xuất phát từ tình trạng tổ chức mô liên kết bị kéo dãn không bình thường gây nhiều hậu quả khác nhau. Người bệnh có tay chân dài, khuôn mặt hẹp.

Ở người, sai hỏng gen của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm gây ra hàng loạt chứng bệnh khác. Khoảng 25% các bệnh di truyền sai hỏng cấu trúc tim bẩm sinh có thể dẫn đến biến dạng cơ xương (9%), hệ thần kinh trung ương bất thường (4%), sai hỏng đường tiết niệu hay thận (5%) và tiêu hóa (4%).

Thực tế bất kỳ gen nào cũng có tính đa hiệu vì một gen không ít thì nhiều đều có ảnh hưởng đến gen khác. Những gen có hoạt động sớm trong quá trình phát triển cá thể sẽ có tác động nhiều hơn và lâu hơn

Nguồn: thuviensinhhoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

kkkp[[[[[[[
Được tạo bởi Blogger.