Home » , » Nhà trường “dạy làm người” như thế nào?

Nhà trường “dạy làm người” như thế nào?


(Gia sư Tâm Việt)-Đại biểu Quốc hội Đặng Như Lợi, đơn vị tỉnh Cà Mau: “Tiên học lễ, hậu học văn”, vậy ngành giáo dục và đào tạo đang chú trọng việc trước tiên dạy làm người như như thế nào? Thời gian dành cho môn học trong các cấp học ra sao? Tất cả giáo viên đều bắt buộc dạy “làm người” hay chỉ một vài giáo viên đảm nhiệm chính? Đào tạo và dạy nghề còn dạy “làm người” nữa không? Vì sao?











cvbvbncv
Các trường đào tạo của chúng ta hiện nay đang chú trọng cả hai mặt “dạy nghề” và “dạy người”

Bộ GD&ĐT trả lời: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội, hình thành và phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội, bắt đầu từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành và các đoàn thể triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngành giáo dục coi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là sự cụ thể hoá của phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong giai đoạn hiện nay, là giải pháp đột phá để nâng cao giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh với một cơ chế chính trị xã hội đủ mạnh bởi sự tham gia của hai Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và ba Đoàn thể (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam).



Chỉ sau 1 năm thực hiện đã có 100% tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo và có văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào thi đua đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, đã có 37.011 trường phổ thông và mầm non (tỷ lệ 95%) đăng ký tham gia, trong đó có 5.440 trường được chỉ đạo điểm (chiếm 15% tổng số trường). Các trò chơi dân gian, các bài hát, điệu múa truyền thống, dân tộc đã được đưa vào trong các hoạt động ngoại khóa của các trường. Đến nay đã có 36.985 nhà vệ sinh ở các trường được sửa chữa hoặc xây mới (chiếm tỷ lệ 91%), trong đó có 28.944 nhà vệ sinh đạt chuẩn xây dựng (chiếm tỷ lệ 77%).

Đến tháng 10/2009, có 12.582 công trình, di tích lịch sử, văn hoá cách mạng đã được xếp hạng được các nhà trường nhận cùng trực tiếp chăm sóc và phát huy giá trị, trong đó có 1.335 di tích cấp quốc gia, 2.577 di tích cấp tỉnh, 5.824 đền đài, nghĩa trang liệt sĩ; các trường nhận chăm sóc 2.846 bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ.

Trong chương trình giáo dục phổ thông có một số môn học có tác dụng lớn đến giáo dục tình cảm, đạo đức như: Giáo dục công dân, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật..., trong đó Âm nhạc và Mĩ thuật được đưa vào chương trình tiểu học, trung học cơ sở từ năm 2002. Riêng môn Giáo dục công dân, Lịch sử được bố trí thời khoá biểu như sau:

- Môn Giáo dục Công dân: Từ lớp 6 đến lớp 12 là 1 tiết/tuần x 35 tuần/năm.

- Môn Lịch sử: Lớp 6: 35 tiết/năm, Lớp 7: 70 tiết/năm, Lớp 8: 52 tiết/năm, Lớp 9: 52 tiết/năm, Lớp 10: 52 tiết/năm, Lớp 11: 35 tiết/năm, Lớp 12: 52 tiết/năm.

Bên cạnh các hoạt động trên, việc “Dạy làm người” còn được thực hiện thường xuyên trong các hoạt động chính trị - xã hội tập thể như:

- Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nhiều hoạt động đa dạng, bổ ích, góp phần giáo dục ý thức, đạo đức học sinh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh với các hình thức như thi tìm hiểu pháp luật giáo dục An toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV/AIDS…

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nghiên cứu hai đề tài nhằm tăng cường giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống vận dụng trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chuẩn bị để thiết kế hai nội dung giáo dục này trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Khoản 11, Điều 33, Luật Giáo dục 2005 quy định “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức lỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe...”; Khoản 1, Điều 39 quy định “Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thi hành Luật Giáo dục, từ năm 2006 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật về công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học (Quy chế học sinh, sinh viên, Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên, Quy định về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,…) nhằm cụ thể hoá thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Theo đó, tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên được thực hiện thông qua các môn học chính khoá (Lý luận chính trị, pháp luật,…) và các hoạt động ngoại khóa. Vào đầu năm học, học sinh, sinh viên phải trải qua “Tuần sinh hoạt công dân, học sinh sinh viên”, được tham gia vào các hoạt động văn hoá, thể thao, câu lạc bộ do nhà trường tổ chức để thông qua đó bồi dưỡng, phát triển nhân cách. Kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên được nhà trường đánh giá theo nội dung, thang điểm cụ thể vào cuối học kỳ, năm học và toàn khoá học. Trong công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, xét học bổng,… kết quả rèn luyện học sinh, sinh viên luôn được đánh giá song song, ngang bằng với kết quả học tập.

Như vậy có thể khẳng định rằng, các trường đào tạo của chúng ta hiện nay đang chú trọng cả hai mặt “dạy nghề” và “dạy người”.

Bộ GD&ĐT


[email_link]    [print_link]    [ratings]



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

kkkp[[[[[[[
Được tạo bởi Blogger.