Home » , » Lai hai tính và nguyên lý phân ly độc lập (Quy luật phân ly độc lập)

Lai hai tính và nguyên lý phân ly độc lập (Quy luật phân ly độc lập)

1. Kết quả thí nghiệm lai hai tính (dihybrid cross)


Để xác định sự di truyền đồng thời của nhiều cặp tính trạng, Mendel đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau. Bảng 1.3 giới thiệu kết quả lai hai tính giữa các giống đậu thuần chủng hạt vàng-trơn và hạt xanh-nhăn.


Bảng 1.3 Các kết quả lai hai tính của Mendel






























































Thế hệKiểu hình hạtSố lượngTỷ lệ F2 (quan sát)Tỷ lệ F2

(kỳ vọng)
PtcVàng-trơn × xanh-nhăn
F1Vàng-trơn
F2Vàng-trơn3159,849

Vàng-nhăn1013,163

Xanh-trơn1083,383

Xanh-nhăn321,01

Tổng =556


Với phép lai này, tất cả con lai F1 đều có kiểu hình trội kép là hạt vàng và trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn, ở F2 xuất hiện 4 kiểu hình là vàng-trơn, vàng-nhăn, xanh-trơn và xanh-nhăn với tỷ lệ xấp xỉ 9:3:3:1.


2. Giải thích và nội dung nguyên lý phân ly độc lập


Nếu xét tỷ lệ phân ly của từng tính trạng ở F2, ta có: 315 + 101 = 416 vàng và 108 + 32 = 140 xanh, xấp xỉ 3 vàng : 1 xanh. Tương tự, về hình dạng hạt, ta có 315 + 108 = 423 trơn và 101 + 32 = 133 nhăn, xấp xỉ 3 trơn : 1 nhăn. Điều đó chứng tỏ mỗi tính trạng đều tuân theo quy luật phân ly 3 trội :1 lặn.


Bằng cách áp dụng quy tắc nhân xác suất của các biến cố độc lập (xem mục VI), ta dễ dàng chứng minh được rằng sự phân ly của hai tỷ lệ này là hoàn toàn độc lập nhau như dự đoán ban đầu. Thật vậy, (3 vàng :1 xanh)(3 trơn :1nhăn) = 9 vàng-trơn : 3 vàng-nhăn : 3 xanh-trơn : 1 xanh-nhăn.


Cần lưu ý là tỷ lệ 9:3:3:1 này cũng được Mendel tìm thấy trong khi lặp lại thí nghiệm với các tính trạng khác. Từ đó ông mới xây dựng nên nguyên lý phân ly độc lậpquy luật thứ hai của MendelCác allele của các gene khác nhau thì phân ly một cách độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử (kết quả là tạo ra tỷ lệ 9:3:3:1 ở thế hệ F2 từ một phép lai hai tính). (principle of independent assortment), còn gọi là (Mendel's second law). Nội dung của nguyên lý này phát biểu rằng:


Để minh họa cho những điều trình bày trên đây, ta quy ước: A - vàng, a - xanh, B - trơn, b - nhăn.


Lưu ý: Để kiểm tra lại giả thuyết phân ly độc lập, Mendel đã tiến hành lai phân tích giữa các cây vàng-trơn F1 (AaBb) với cây xanh-nhăn (aabb). Kết quả thu được gồm 55 vàng-trơn : 49 vàng-nhăn : 51 xanh-trơn : 53 xanh-nhăn, tương đương với tỷ lệ 1:1:1:1 = (1:1)(1:1). Điều đó chứng tỏ các cây F1 đã cho bốn loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau, nghĩa là chứa hai cặp gene dị hợp phân ly độc lập.


Ptc Kiểu hình          vàng, trơn         ×          xanh, nhăn                                                        Kiểu gene                    AABB                        aabb


Giao tử                        AB                              ab


F1 Kiểu gene                             AaBb


Kiểu hình                           vàng, trơn


Giao tử ¼ AB : ¼ Ab : ¼ aB : ¼ ab


Khung Punnett










































¼ AB¼ Ab¼ aB¼ ab
¼ ABAABBAABbAaBBAaBb
¼ AbAABbAAbbAaBBAabb
¼ aBAaBBAaBbaaBBaaBb
¼ abAaBbAabbaaBbaabb

F2 Tỷ lệ kiểu gene                      Tỷ lệ kiểu hình


1/16 AABB + 2/16 AaBB +


2/16 AABb + 4/16 AaBb           = 9/16 vàng, trơn


1/16 AAbb + 2/16 Aabb             = 3/16 vàng, nhăn


1/16 aaBB + 2/16 aaBb             = 3/16 xanh, trơn


1/16 aabb                                  = 1/16 xanh, nhăn


Nguồn: thuviensinhhoc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

kkkp[[[[[[[
Được tạo bởi Blogger.