Home » , » Tái tổ hợp và trao đổi chéo

Tái tổ hợp và trao đổi chéo

Khi  các  gen  liên  kết  không  hoàn  toàn,  xuất  hiện  các  dạng  giao  tử mới không giống cha mẹ do có sự sắp xếp lai các gen. Hiện tượng này gọi là tái tổ hợp (recombination) và các dạng mới xuất hiện gọi là dạng tái tổ hợp (recombinant). Để đánh giá mức độ liên kết, dùng khái niệm tần số tái tổ hợp.

% tái tổ hợp = Số cá thể tái tổ hợp / tổng số cá thể ´ 100%

Nhiều  thí  nghiệm  cho  thấy  tần  số  tái  tổ  hợp  giữa  2  gen  là  một  số tương đối ổn định từ lần lai này qua lần lai khác, không phụ thuộc vào cách sắp  xếp.  Hai  alen  trội  cùng  một  phía  trên  nhiễm  sắc  thể  gọi  là  vị  trí cis(AB/ab), 2 alen trội nằm trên 2 nhiễm sắc thể gọi là vị trí trans (Ab/aB).

Hiện tượng tái tổ hợp có được nhờ quá trình trao đổi chéo (crossing over). Trong đó 2 nhiễm sắc thể tương đồng hoán vị nhau hay đổi chéo nhau ở những điểm nhất định. Nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp nhau và trao đổi chéo xảy ra giữa các chromatid không chị em.

Các giao tử từ các chromatid không có trao đổi chéo (kiểu cha mẹ) được gọi là giao tử kiểu cha mẹ. Các giao tử từ 2 chromatid khác có xảy ra trao đổi chéo gọi là giao tử tái tổ hợp.
http://thuviensinhhoc.violet.vn/uploads/resources/blog/652/untitled_500_23.jpg
http://thuviensinhhoc.violet.vn/uploads/resources/blog/652/untitled_500_24.jpg
Cở sở tế bào học của trao đổi chéo

Năm 1931, các thí nghiệm chứng minh cơ sở tế bào học của tái tổ hợp  di  truyền   do  Stern  tiến  hành  ở   Drosophila  melanogaster  và  do Creighton và Mc Clintok tiến hành ở ngô. Cả 2 thí nghiệm đều dùng "dấu chuẩn" về hình dạng trên một trên hai nhiễm sắc thể tương đồng có thể nhìn thấy được khi quan sát tế bào học.

Hai nhiễm sắc thể tương đồng được phân biệt với nhau về hình thái này, mang các alen tương ứng khác nhau về mặt di truyền của một số cặp gen. Tái tổ hợp di truyền sẽ tạo ra các kiểu hình độc đáo kèm theo các thay đổi tế bào học dễ quan sát và dự đoán được.

Thí nghiệm lai ở ngô với các gen có biểu hiện rõ ràng nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 9 có dấu đặc biệt nhiễm sắc thể có 1 đầu có gù lớn và phần sau dài ra, nhiễm sắc thể kia ngắn hơn không có gù. Các gen được sử dụng:

C+  : có  màu ,  c: không màu

W+  : bắp tẻ (tinh bột), w: bắp nếp (hồ bột)

Cho lai bắp có màu, tẻ với bắp không màu , nếp. Kết quả thu được 4 dạng có màu, nếp; không màu, tẻ;  có màu, tẻ; không màu, nếp.
http://thuviensinhhoc.violet.vn/uploads/resources/blog/652/untitled_500_25.jpg
Dựa vào kết quả lai, đối chiếu với các quan sát nhiễm sắc thể về mặt hình  thái:  thu  được  dạng  nhiễm  sắc  thể  có  gù  nhưng  ngắn,  còn  dạng  kia không gù, dài và 2 dạng giống bố mẹ: có gù, dài và không gù, ngắn. Chứng tỏ đã có xảy ra trao đổi chéo của các đoạn nhiễm sắc thể.

Stern  đã  dùng  nhiễm  sắc  thể  X  ở  một  đầu  mút  có  dính  một  đoạn nhiễm sắc thể Y. Các nhiễm sắc thể khác có độ dài tương tự, với tâm động. Hai cặp gen được dùng là carnation (car: lặn, mắt đỏ nhạt) - hoang dại (+, trội,  mắt  đỏ)  và  Bar  (B:  trội,  mắt  hình  thỏi)  và  hoang  dại  (+,  mắt  bình thường).

Ruồi  cái  mẹ  dị  hợp  tử  ở  cả  2  gen,  có  kiểu  hình  mắt  đỏ  dạng  thỏi (car+B) với ruồi đực mắt đỏ nhạt, dạng thường (car +). Thế hệ con nhận được cả 4 loại kiểu hình tương ứng với các dấu hiệu hình thái trên nhiễm sắc thể: ngoài 2 kiểu có ở cha mẹ còn có 2 kiểu hình tái tổ hợp là mắt đỏ nhạt, hình thỏi (car B) và mắt đỏ, dạng thường (car++).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

kkkp[[[[[[[
Được tạo bởi Blogger.