1.Thí nghiệm :
P lai đậu Hà Lan hạt vàng với hạt lục
F1: 100% đậu hạt vàng. F2: 3 vàng : 1 lục
Tính trạng hạt vàng được biểu hiện ở thế hệ F1 được gọi là tính trạng trội (dominant) và gen quy định nó được kí hiệu bằng chữ A, tính trạng hạt lục gọi là lặn (recessive) và gen quy định nó được kí hiệu bằng chữ a. Để dễ dàng theo dõi F2, nhà di truyền học người Anh R.C Punnett đưa ra khung kẻ ô được gọi là khung Punnett đến nay vẫn được sử dụng.
2. Giải thích của Mendel:
Ông cho rằng mỗi tính trạng do một cặp nhân tố kiểm tra và mỗi cá thể có 2 nhân tố đó: một nhận từ cha và một nhận từ mẹ. Mendel dùng khái niệm nhân tố di truyền để chỉ các nhân tố này, giao tử chỉ chứa một nhân tố và con lai sẽ tạo ra 2 loại giao tử. Để chứng minh điều này, ông đem lai phân tích (Test cross) F1
F1 : Aa x aa 1Aa : 1aa
Hiện nay gen được hiểu là nhân tố di truyền xác định các tính trạng của sinh vật như hình dạng, màu sắc...
Khái niệm alelle được nêu ra để chỉ các trạng thái khác nhau của một gen. Các thể có 2 alelle giống nhau như AA và aa được gọi là đồng hợp tử (homozygote), còn cá thể mang hai alelle khác nhau gọi là dị hợp tử (heterozygote).
- Kiểu gen: tập hợp các nhân tố di truyền của cơ thể
- Kiểu hình: biểu hiện ra bên ngoài của tính trạng, nó là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường bên ngoài.
3.Tính trội không hoàn toàn và sự di truyền tương đương.
Ở cây hoa mom cho, khi lai cây co hoa đo vơi cây co hoa trăng co kết quả:
P: hoa đỏ x hoa trắng
AA aa
F1: Aa (hoa hồng)
F2: 1 AA : 2Aa : 1 aa
1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
Ở trường hợp đồng trội, con lai F1biểu hiện các tính trạng giống cả bố và mẹ. Trong trường hợp này tính trội không hoàn toàn và tỉ lệ phân ly kiểu gen bằng tỉ lệ phân ly kiểu hình.
Phép lai giữa hạt đậu lăng có vết khoang thuần chủng với hạt có nhiều đốm thuần chủng sinh ra con lai dị hợp tử có cả các đốm và vết khoang. Bởi vì mỗi kiểu gen đều tự nó biểu hiện ra kiểu hình, tỷ lệ ở F2là 1:2:1.
Sự di truyền tương đương: khi 2 alelle có giá trị như nhau. Ở nhóm máu ABO của người, IA và IB đều có biểu hiện như nhau
4. Cơ sở tế bào học
Theo dõi sự truyền đạt alelle qua các thế hệ NST trong phân bào giảm nhiễm rồi các giao tử được thụ tinh thấy có sự trùng hợp
5. Thí nghiệm chứng minh trực tiếp sự phân ly ở mức giao tử
Kết quả lai phân tích cho tỉ lệ 1:1 chứng tỏ có sự phân li khi tạo thành giao tử. Những kết quả này gián tiếp vì ta chỉ quan sát kết quả ở cá thể lưỡng bội. Để chứng minh trực tiếp sự phân li khi tạo thành giao tử, cho lai bắp tẻ với bắp nếp rồi xem tỷ lệ phân li ở phấn hoa.
Gen Wx (quy định bắp tẻ) tạo tinh bột sẽ cho màu xanh khi phản ứng với iod, còn gen wx (bắp nếp) cho màu hồng nâu. Lấy phấn hoa của cây là Wxwxthử iod và quan sát dưới kính hiển vi thấy tỷ lệ hạt nhân xanh và hồng nâu là 1:1.
Kết quả này chứng tỏ các quy luật của Mendel có cơ sở khoa học là sự phân li khi tạo thành giao tử.
6. Quy luật thứ nhất (quy luật giao tử thuần khiết):
trong cơ thể các gen tồn tại theo từng đôi, khi tạo thành giao tử từng đôi gen phân li nhau và mỗi gen đi vào một giao tử. Sau khi 2 giao tử phối hợp nhau các gen tương ứng lại hợp thành từng đôi trong hợp tử.
Quy luật này áp dụng cho các sinh vật lưỡng bội (2n NST). Đối với các sinh vật đơn bội thì tỷ lệ phân li giống như lai phân tích.
Nguồn: thuviensinhoc.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét